Nội dung cần nhập 1
Nội dung cần nhập 2
Nội dung cần nhập 3
Nội dung cần nhập 4
Ở Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 27- 30 trẻ em chết và khoảng 70 em bị thương tật vì tai nạn thương tích, trong đó có không ít vụ đồ gia dụng trong nhà gây hoạ cho trẻ.
Những món đồ hay gây họa cho trẻ thường gặp, gồm:
1. Giường cũi, xe đẩy là đồ gia dụng hàng đầu gây họa cho trẻ, với những nguy cơ tiềm ẩn như: Bề mặt cũi thô nhám, các khớp nối, ốc vít, chiều cao cũi… đều có thể gây thương tích cho trẻ.
Khi cho trẻ vào giường cũi, hãy bỏ hết thú nhồi bông, vật liệu đồ chơi bằng nhựa, túi nilon, chăn, vải, drap… ra ngoài, vì chúng có thể phủ lên mặt làm trẻ nghẹt thở.
2. Xe đẩy có thể gây ra những tai nạn khiến ngón tay của trẻ bị cứa, thậm chí bị cắt đứt khi va chạm vào bản lề của xe… Khuyến cáo cha mẹ nên cân nhắc cẩn thận trước khi chọn mua xe đẩy cho trẻ.
3. Khăn ướt chứa hàng nghìn vi khuẩn Burkholderia cepacia hay còn gọi là B. cepacia (vi khuẩn gây nhiễm trùng) làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không nên dùng các loại khăn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc cho trẻ.
4. Bô bồn cầu làm nhiều trẻ bị ngã, gây chấn thương… Nguyên nhân do cha mẹ thường đặt bô lên cao rồi cho trẻ ngồi lên. Khi trẻ cựa quậy là mất thăng bằng rơi ra khỏi bô. Hoặc chẳng may trẻ mải chơi, mải với theo đồ chơi mà ngã cắm đầu vào trong bồn cầu gây nguy hiểm. Trẻ cũng rất có thể bị tai nạn kẹp tay vào bồn cầu.
Khuyến cáo cha mẹ không bao giờ để con một mình trong nhà vệ sinh, dù là chốc lát. Nên mua vành bệt dành cho trẻ em đặt lên trên bệt lớn để tránh cho trẻ khỏi bị ngã hoặc gây tổn thương cho trẻ.
5. Trẻ em rất thích điều khiển các vòi xả nước trong toilet và điều này có thể làm trẻ bị bỏng nếu mở nhầm chế độ nước nóng.
6. Những đồ gia dụng hiện đại như nồi cơm điện, bàn là, ấm đun siêu tốc, vòi nước nóng hoa sen, bình nóng lạnh, tai nghe, lò vi sóng, máy rửa bát, máy giặt. Hệ thống ổ cắm điện trong nhà, dây điện sờn tróc vỏ bọc, các dụng cụ - thiết bị điện không chạy nhưng lại không ngắt điện, hoặc đang sửa chữa, thay mới… đều tiềm ẩn nguy cơ giật điện.
Cha mẹ cần che chắn các ổ cắm điện bằng miếng nhựa (có bán sẵn ở các cửa hàng điện, đồ gia dụng) hoặc lấy băng dính dán kín lại; không để các vật kim loại dẫn điện trong tầm với của trẻ và ở gần khu vực ổ cắm điện. Đặc biệt lưu ý các chỗ dây điện bị gấp khúc dễ bị sờn tróc vỏ bọc.
Cần ngắt điện tất cả những dụng cụ không sử dụng. Nếu sửa chữa, thay dây điện…cần cách ly trẻ khỏi khu vực đó. Khi đun nấu chú ý để đồ ngoài tầm với của trẻ. Hoặc mua loại bình nước nóng lạnh có khóa an toàn van nước nóng.
Bàn là là xong phải để xa tầm với của trẻ. Các loại lò vi sóng đều có bức xạ điện từ. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ đứng cách xa lò vi sóng tối thiểu 1m (càng xa càng tốt) và không kéo dài thời gian sử dụng.
7. Máy giặt, nhất là máy giặt lồng ngang cũng là “sát thủ” có thể gây tử vong khi trẻ hiếu động, tò mò chui vào đó chơi trốn tìm, hoặc đơn giản là chui vào chơi. Cha mẹ lưu ý để máy giặt ở phòng riêng, trên tầng thượng hoặc chỗ xa nơi trẻ vui chơi. Chọn loại máy giặt có chốt khóa an toàn khi vận hành.
8. Trẻ em thích dùng tai nghe để nghe nhạc, chơi máy tính… Tuy âm lượng qua tai nghe nhỏ, nhưng vang âm quá mạnh, lại áp sát tai nên trẻ dễ bị tổn hại thính lực. Thậm chí khiến trẻ bị kích thích gây mệt thính giác, mất thính giác khi ở tần số cao.
9. Các hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm của người lớn cũng vô tình gây nguy hại cho trẻ, bởi trẻ có thể bị ngộ độc nếu vô tình ăn phải. Cha mẹ nên cất hóa chất tẩy rửa, đồ trang điểm, kem, sữa,… ở nơi an toàn, xa tầm tay tò mò của bé.
10. Những chiếc hộp/hòm có nắp nặng rất nguy hiểm cho bé vì khi nghịch những đồ vật này, bé có thể bị giập đầu, cổ, ngón tay vì bị nắp nặng đè lên. Cha mẹ cần cẩn thận khóa nắp lại hoặc nếu dùng những chiếc hộp có nắp nặng để đựng đồ chơi cho con thì nên tháo bỏ nắp để loại bỏ nguy cơ gây tai nạn cho bé.
11. Nhiều người sử dụng bột, hóa chất làm sạch để gần cửa sổ cho tiện dùng. Các loại bột và hóa chất trẻ sờ vào sẽ kích thích và ăn mòn da, gây khó chịu cho mắt và phổi của trẻ (vốn có hệ miễn dịch và đề kháng kém), thậm chí lâu dài có thể dẫn đến tổn thương gan của trẻ. Cha mẹ cần để các loại bột và hóa chất xa tầm mắt và tầm với của trẻ.
Các vật sắc nhọn như dao, kéo, kim khâu, kim băng, đinh... dễ gây tai nạn thương tích cho trẻ.
12. Các vật sắc nhọn như dao, kéo, kim khâu, kim băng, đinh... kích thích trẻ tìm tòi, khám phá nhưng là nguồn nguy hiểm cho trẻ. Nhiều bé bị thương tổn chảy máu, mù lòa, thậm chí mất mạng vì những vật dụng này. Do đó, cha mẹ cần để các đồ gia dụng sắc nhọn nguy hiểm (dao, kéo, tuốc nơ vít, đinh, kim khâu...) ở trên cao, ngoài tầm với của trẻ. Không để trẻ chạy nhảy, nô đùa nơi có đồ thuỷ tinh, kính, bình hoa.
13. Rất nhiều trẻ đã bị bỏng ống xả xe máy do người lớn vừa đi về trẻ đã leo tót lên chơi, hoặc chạm, ngã vào ống xả. Do đó, khi đi xe máy về người lớn nên dựng phía bô vào sát tường để giảm tối đa nguy cơ bị bỏng cho trẻ.